1. Thủ tục kiểm toán là gì?
Thủ tục kiểm toán (trong tiếng Anh là Audit procedures) là thuật ngữ dùng để chỉ một công việc cụ thể do kiểm toán viên thực hiện để thu thập một bằng chứng kiểm toán xác định gắn với mục tiêu kiểm toán.
2. Phân loại thủ tục kiểm toán
Thủ tục đánh giá rủi ro | Với quy trình đánh giá rủi ro, các công ty có thể xác định và chuẩn bị cho những rủi ro tiềm ẩn trên các báo cáo tài chính của khách hàng, nhằm tránh những hậu quả không mong muốn. Với thủ tục này, kiểm toán viên cần có sự hiểu biết cơ bản về đơn vị được kiểm toán cũng như môi trường hoạt động của họ, bao gồm cả kiểm soát nội bộ. |
Thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát | Ngoài sự hiểu biết về các công ty, doanh nghiệp, kiến thức về kiểm soát nội bộ cũng rất quan trọng đối với các kiểm toán viên, từ đó kiểm toán viên có thể đánh giá được rủi ro cho mỗi nghiệp vụ cũng như các mục tiêu kiểm toán khác. |
Thủ tục kiểm toán cơ bản | – Là thủ tục mang ý nghĩa quan trọng trong thu thập bằng chứng kiểm toán.– Có 03 thủ tục kiểm toán cơ bản bao gồm: Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ; Thủ tục phân tích; Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư. Cụ thể:
|
3. Đặc trưng của thủ tục kiểm toán
Thứ nhất: Mỗi thủ tục kiểm toán được sử dụng đều có các điểm mạnh và điểm yếu nhất định cho nên kiểm toán viên cần xem xét trong quá trình sử dụng chúng để thực hiện cam kết kiểm toán.
Thứ hai: Mục đích của kiểm toán viên là xác định các thủ tục kiểm toán để thu thập được các bằng chứng đáng tin cậy, nhằm đạt được sự hiểu biết nhất định về các rủi ro kiểm toán với chi phí ít nhất.
Thứ ba: Kiểm toán viên cần tìm kiếm bằng chứng kiểm toán đầy đủ và đáng tin cậy từ 03 giai đoạn khác nhau trong quy trình kiểm toán. Tuy nhiên, khi kiểm toán viên thực hiện những thủ tục kiểm toán sẽ phát sinh các mâu thuẫn cần được xem xét, giải quyết (chẳng hạn như chi phí kiểm toán với độ tin cậy và số lượng bằng chứng).