Thủ thuật kiểm tra nhanh báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh và các luồng tài chính của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước. Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cần bao gồm đầy đủ những thông tin sau:

  1. Tài sản;
  2. Nợ phải trả;
  3. Vốn chủ sở hữu;
  4. Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
  5. Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
  6. Các luồng tiền.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần cung cấp thêm thông tin để giải trình những chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính và những nghiệp vụ kế toán phát sinh trong “Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính”.

Nếu doanh nghiệp hoạt động theo thông tư 200/2014/TT-BTC, cần những báo cáo sau đây:

  • Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B/01)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B/02 – DN)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B/03 – DN)
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính (Mẫu số B/09 – DN)

Nếu doanh nghiệp hoạt động theo quyết định 48/QĐ-BTC, cần những báo cáo sau đây:

  • Bảng Cân đối kế toán (Mẫu B/01 – DNN)
  • Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B/02 – DNN)
  • Bản Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B/09 – DNN)
  • Bảng Cân đối tài khoản (Mẫu số F/01- DNN)

Nếu doanh nghiệp hoạt động theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC, cần những báo cáo sau đây:

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B/02 – DN)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B/03 – DN)
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B/09-DN)

Thủ thuật giúp kiểm tra Báo cáo tài chính doanh nghiệp một cách nhanh và chính xác nhất

  • Kiểm tra số dư toàn bộ tài khoản kế toán trên Bảng cân đối số phát sinh khớp với bản chất tài khoản.
  • Kiểm tra số dư TK 131, TK 331 với công nợ phải thu khách hàng và phải trả cho nhà cung cấp, kiểm tra lại với công nợ thực tế từ khách hàng và nhà cung cấp.
  • Kiểm tra số dư TK 133 trên Bảng cân đối số phát sinh và Tờ khai thuế GTGT (hằng tháng/ hằng quý).
  • Kiểm tra số dư TK “ chi phí trả trước ngắn hạn/ dài hạn”, dò với bảng phân bổ công cụ dụng cụ.
    (Nếu không bằng nhau, kiểm tra lại cách phân bổ công cụ dụng cụ hoặc định khoản kế toán chưa chính xác)
  • Kiểm tra số dư trên TK 156 với bảng chi tiết nhập xuất tồn kho.
    (Trường hợp nếu không khớp có thể do các lý do sau: Định khoản tài khoản sai; Xuất bán trước khi có hóa đơn mua;  Đơn giá xuất tính sai khi ghi nhận giá vốn hàng bán)
  • Kiểm tra khấu hao TSCĐ: Kiểm tra giữa bảng trích khấu hao với số liệu trên bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra khấu hao lũy kế và số dư TK 214 phải bằng nhau. Kiểm tra theo đúng khung thời gian quy định hiện hành của thời gian khấu hao TSCĐ.
  • Kiểm tra TK 3334: So sánh số thuế TNDN của 4 quý đã nộp so sánh với số thuế TNDN phải nộp cả năm và làm bút toán điều chỉnh (tăng hoặc giảm đi)
Nếu tăng thêm ghi:
Nợ TK 821 Có TK 3334
Nếu giảm hơn so với tạm tính ghi:
Nợ TK 3334 Có TK 821
  • Kiểm tra sổ quỹ tiền mặt: Sổ quỹ tiền mặt theo nguyên tắc hạch toán không được âm quỹ tại bất kì thời điểm nào trong năm. Bởi nếu xuất hiện âm quỹ kế toán cần bổ sung ngay bằng các nghiệp vụ vay ngắn hạn để bổ sung tiền mặt.
  • Kiểm tra tài khoản ngân hàng: khớp với sao kê đối chiếu của ngân hàng.
  • Kiểm tra doanh thu TK 511: khớp với doanh thu trên tờ khai.
    Hãy liên hệ ngay để Tư vấn thuế 24h làm người bạn đồng hành giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và hạn chế tổn thất rủi ro.