Kinh nghiệm quyết toán thuế TNDN

Kinh nghiệm quyết toán thuế TNDN

Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (TNDN) là gì ?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Thời gian quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Thời gian thực hiện quyết toán thuế TNDN được quy định như sau:

  • Doanh nghiệp có năm tài chính trùng năm dương lịch: Hạn cuối là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (ngày 31/3/2022).

  • Doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Một số trường hợp đặc biệt có thời gian quyết toán thuế TNDN khác như sau:

  • Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, hợp đồng, tái tổ chức: Thời hạn nộp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày phát sinh sự kiện.

  • Trường hợp doanh nghiệp gặp vấn đề bất ngờ như: thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ: Phải làm đề nghị xin gia hạn nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thời gian gia hạn không quá 60 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN.

Một số kinh nghiệm khi quyết toán thuế TNDN

  • Kê khai thuế GTGT:

Chỉ kê khai thuế khi có hóa đơn gốc hoặc giấy nộp tiền thuế gốc ( nếu là hàng nhập khẩu). (Trường hợp chưa có bản gốc chỉ có bản sao photo thì phải lưu lại thông tin và bổ sung gấp bản hóa đơn gốc).

Để kê khai hàng nhập khẩu cần dựa vào giấy nộp tiền thuế. (Không phải tờ khai hải quan).

  • Hàng hóa:

Bất kì hàng hóa khi xuất với bất kể mục đích gì cũng cần phải Xuất hóa đơn.

  • Chi phí lãi vay:

Nếu công ty có vay vốn ngân hàng, tại thời điểm ngân hàng giải ngân tuyệt đối không được để tiền mặt tồn quỹ quá cao. Bởi vì, trong trường hợp này chi phí lãi vay đối với cơ quan thuế không được tính vào chi phí hợp lý. (Theo quy định ở thông tư…)

  • Sổ phụ ngân hàng:

Phải có đầy đủ sổ phụ theo từng tháng bao gồm: sổ phụ, giấy báo Nợ/ Có, chứng từ đi kèm (Giấy nộp tiền, Ủy nhiệm chi..).

Cơ quan Thuế sẽ kiểm tra và làm việc trên thông tin file mềm, sau đó sẽ kiểm tra chứng từ file gốc nếu có vấn đề phát sinh. Vì vậy nên chuẩn bị đầy đủ cả bản mềm và bản giấy.

  • Hóa đơn trên 20 triệu đồng:

Hóa đơn trên 20 triệu phải thanh toán chuyển khoản.

  • Lương- Thưởng Tháng 13:

Doanh nghiệp quyết toán lương thưởng tháng 13 sẽ không được tính vào chi phí hợp lý trong năm vì theo cách tính của cơ quan thuế là doanh nghiệp bị lỗ thì không được có những chi phí này (tuy nhiên đây là yếu tố mang tính tùy biến với mỗi đơn vị thuế).

  • Chi phí quà tặng:

Chi phí quà tặng cho khách hàng và chi phí nhân viên khi tặng quà sẽ không được tính vào thuế TNDN. Do đó, khi hạch toán chi phí quyết toán thuế nên ghi vào mục đi công tác để được tính vào chi phí được trừ.

Lưu ý:

  • Ủy nhiệm chi hợp lệ là Ủy nhiệm chi từ tài khoản của người mua trả vào tài khoản người bán.
  • Trường hợp Giấy nộp tiền vào tài khoản người bán là không hợp lệ và sẽ không được khấu trừ thuế.
  • Trường hợp nếu cấn trừ công nợ với nhà cung cấp, cần có “Biên bản cấn trừ công nợ”.