Ký nháy, ký tắt, ký chính thức khác nhau như thế nào ?

1/ Ký nháy ( hay còn gọi là Ký tắt)

  • Ký nháy (hay còn gọi là ký tắt) là việc người được phân công phụ trách có trách nhiệm xem xét nội dung văn bản, nhằm đảm bảo nội dung của văn bản là đúng giúp người có thẩm quyền tin tưởng nội dung của văn bản đó đã chính xác để ký ban hành văn bản chính thức.
  • Chữ ký nháy được hiểu là chữ ký ở cuối dòng văn bản hoặc cuối đoạn văn bản, có một số loại chữ ký nháy nằm ở cuối cùng của văn bản và cuối mỗi trang văn bản.
  • Người thực hiện ký nháy không ký đầy đủ chữ ký (không cần đầy đủ ghi rõ họ tên) và chỉ ký vắn tắt chữ ký tại một số vị trí yêu cầu ký nháy.
  • Các loại chữ ký nháy

Loại Chữ ký nháy nằm phía dưới từng trang văn bản Ký chốt nội dung ở dòng nội dung cuối cùng của văn bản Ký nháy tại phần chức danh người có thẩm quyền hoặc tại nơi nhận
Nội dung 
  • Việc ký nháy này giúp xác nhận tính liền mạch của văn bản. 
  • Ký nháy tại tất cả các văn bản do mình soạn thảo hoặc do mình được kiểm tra, rà soát nội dung. 
  • Người soạn thảo hoặc người rà soát có thể tránh việc bị đối tượng xấu đánh tráo, thêm hoặc bớt một số nội dung trong các trang của văn bản.
  • Chữ ký nháy này là của người soạn thảo văn bản. 
  • Người soạn thảo văn bản phải chịu trách nhiệm với nội dung soạn thảo.
  • Chữ ký nháy là chữ ký của người có trách nhiệm kiểm tra văn bản, soát lỗi chính tả hoặc kiểm tra lại nội dung trước khi trình lên người có thẩm quyền ký chính thức.

2/ Ký chính thức:

Là chữ ký có giá trị xác nhận nội dung của toàn bộ văn bản, chữ ký chính thức do người có thẩm quyền ban hành văn bản ký. Chữ ký chính thức được ký ở bên dưới dòng ghi chức danh của người ký.

Chữ ký chính thức được ghi đầy đủ họ và tên người ký, nếu có đóng dấu thì được đóng dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

3/ Màu mực chữ ký: 

Điều 13. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành – Quyết định 1283/QĐ-TCT ngày 22/9/2020 của Tổng Cục thuế

  1. Đối với văn bản giấy

a) Văn bản do lãnh đạo Bộ ký

Lãnh đạo Tổng cục được giao phụ trách đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung văn bản, ký nháy/tắt vào cuối nội dung văn bản (sau dấu./.).

– Trước khi trình Lãnh đạo Tổng cục, Lãnh đạo Vụ/đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản kiểm tra nội dung, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, mức độ mật, mức độ khẩn (nếu có) và ký nháy/tắt vào vị trí cuối cùng tại “Nơi nhận” (sau dấu 🙂 và phụ lục văn bản kèm theo (nếu có).

– Cá nhân được giao soạn thảo văn bản có trách nhiệm kiểm tra lần cuối và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, đơn vị về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản và phải ký nháy/tắt vào vị trí cuối cùng tại “Nơi nhận” (sau dấu “.” tại mục “Lưu”) trước khi trình ký.

b) Văn bản do Lãnh đạo cơ quan ký

– Lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung văn bản, ký nháy/tắt vào cuối nội dung văn bản (sau dấu ./.) và phụ lục văn bản kèm theo (nếu có) trước khi trình Lãnh đạo cơ quan ký ban hành.

– Cá nhân được giao soạn thảo văn bản có trách nhiệm kiểm tra lần cuối và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, đơn vị về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản và phải ký nháy/tắt vào vị trí cuối cùng tại “Nơi nhận” (sau dấu Tại mục “Lưu”) trước khi trình ký.

c) Văn bản do Lãnh đạo đơn vị ký

– Lãnh đạo phòng/ban chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản, ký nháy/tắt vào cuối nội dung văn bản (sau dấu ./.) và phụ lục văn bản kèm theo (nếu có) trước khi trình Lãnh đạo đơn vị ký ban hành.

– Cá nhân được giao soạn thảo văn bản có trách nhiệm kiểm tra lần cuối và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, đơn vị về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản và phải ký nháy/tắt vào vị trí cuối cùng tại “Nơi nhận” (sau dấu “.” Tại mục “Lưu”) trước khi trình lãnh đạo đơn vị ký.

– Đối với các đơn vị làm việc theo chế độ chuyên viên, cá nhân được giao soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung và thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, ký nháy/tắt vào cuối nội dung văn bản (sau dấu ./.), ký nháy/tắt vào phụ lục văn bản kèm theo (nếu có) và vị trí cuối cùng tại “Nơi nhận” (sau dấu “.” tại mục “Lưu”) trước khi trình Lãnh đạo đơn vị ký ban hành.

d) Cỡ chữ ký nháy/tắt không lớn hơn độ rộng 1 dòng văn bản và không dài quá độ dài của 10 ký tự.