Thủ Tục Pháp Lý Là Gì ?

1. Pháp lý là gì ?

Theo giải thích của Đại từ điển tiếng Việt thì pháp lý là những căn cứ, cơ sở lý luận của luật pháp.

Ngoài ra, có thể hiểu pháp lý là những khái niệm về một sự vật, hiện tượng có trong hệ quy chiếu pháp luật để giải đáp các quy định, luật lệ của pháp luật.

Mọi vấn đề tranh chấp, bất hòa sẽ không được giải quyết nếu thiếu cơ sở pháp lý.

2. Thủ tục pháp lý là gì?

Thủ tục pháp lý được hiểu là những phương thức, trình tự thực hiện hồ sơ do cơ quan nhà nước yêu cầu và người có thẩm quyền để giải quyết hồ sơ vấn đề pháp lý có liên quan.

3. Những yếu tố tạo nên thủ tục pháp lý ?

Một thủ tục hành chính pháp lý có quy định gồm các bộ phận cơ bản như sau:

–        Tên thủ tục hành chính

–        Trình tự thực hiện

–        Cách thức thực hiện

–        Hồ sơ

–        Thời hạn giải quyết

–        Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

–        Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

–        Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

4. Có những thủ tục pháp lý nào trong vấn đề quản lý hành chính?

  • Thủ tục nội bộ là trình tự thực hiện các công việc bội bộ của nhà nước.
  • Thủ tục liên hệ là trình tự các cơ quan hành chính nhà nước, công chức có thẩm quyền áp dụng với pháp luật.
  • Thủ tục văn thư là trình tự tiến hành các hoạt động lưu trữ xử lý cung cấp công văn giấy tờ đưa ra những quyết định dưới hình thức văn bản.

5. Đặc điểm, vai trò và trách nhiệm của thủ tục pháp lý ?

  • Đặc điểm:

1.      Pháp lý phải liên quan đến hệ thống các quy phạm pháp luật.

Điều này có nghĩa là mọi cơ sở hay căn cứ pháp lý đều dựa vào pháp luật. Không có các quy phạm pháp luật thì không thể nói đến căn cứ pháp lý hay không thể chứng minh tính đúng sai, được phép hay không được phép của thủ tục pháp lý.

2.      Pháp lý chính là cơ sở của lý luận, là sự vận dụng, áp dụng có khoa học về pháp luật, về phương pháp nghiên cứu một cách có hệ thống. Với ý nghĩa này, pháp lý được xem là hệ quả tất yếu của pháp luật.

3.      Pháp lý là cơ sở hình thành nên pháp luật hoặc các khía cạnh liên quan đến pháp luật.

  • Vai trò:

–        Đảm bảo pháp lý cho việc thực hiện các quy định nội dung.
Liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm quyền của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước về việc thực hiện quyền nghĩa vụ của cơ quan pháp lý.

–        Cơ sở để đảm bảo chấp hành nghiêm túc kỉ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả trong quản lý hành chính nhà nước.

–        Là “chất keo kết dính” mọi yếu tố và sự vận hành của nền hành chính. Quy định thủ tục pháp lý trong lĩnh vực quản lý hành chính biểu hiện trình độ văn minh trong tổ chức, điều hành hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước.

–        Ảnh hưởng, tác động lớn đến các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

  • Trách nhiệm:

–        Chủ thể phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý được đề cập trong quy định của quy phạm pháp luật.

–        Chủ thể phải thực hiện mệnh lệnh cụ thể của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền.

–        Chủ thể phải gánh chịu những hậu quả pháp lý được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật.

–        Chủ thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nếu họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.

6. Văn bản pháp lý được phân loại dựa trên tiêu chí nào?

  • Tiêu chí về chủ thể ban hành:

Văn bản pháp lý của cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp

  • Tiêu chí về hiệu lực pháp lý: 

Văn bản luật

Văn bản dưới luật

  • Tiêu chí về tính chất pháp lý: 

Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật

7. Giấy tờ pháp lý được quy định như thế nào?

7.1 Quyết định thành lập:

Một tổ chức quyết định thành lập công ty dưới dạng công ty hợp danh/ công ty trách nhiệm hữu hạn/ công ty cổ phần để thực hiện đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích mang lại doanh thu và lợi nhuận.

Trước khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực khi đăng ký thành lập doanh nghiệp dưới dạng công ty hợp danh; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần bắt buộc phải có quyết định thành lập (Điều 22; 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Tuy nhiên kể từ khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thì khi thành lập doanh nghiệp dưới dạng công ty hợp danh; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần không bắt buộc phải có quyết định thành lập (Điều 22; 23; 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

7.2 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:

– Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp.

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

– Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

– Doanh nghiệp có quyền yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định.

– Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các lần trước đó không còn hiệu lực.

7.3 Tài liệu tương đương khác:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020 các loại giấy tờ đó có thể:

  • Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;
  • Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác;
  • Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;
  • Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;
  • Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán;
  • Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;
  • Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.

Hãy liên hệ ngay để Tư vấn thuế 24h làm người bạn đồng hành giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và hạn chế tổn thất rủi ro.