Thủ tục đăng ký nhãn hiệu của cá nhân

1. Trình tự thực hiện

– Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn[1]).

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

– Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

– Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

2. Bộ hồ sơ bao gồm

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). Bản chính: 0 – Bản sao: 1
Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện) Bản chính: 1 – Bản sao: 0
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác Bản chính: 1 – Bản sao: 0
Tờ khai A.04 đăng ký NH.doc Bản chính: 2 – Bản sao: 0
Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu Bản chính: 1 – Bản sao: 0
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên Bản chính: 1 – Bản sao: 0

3. Trường hợp đã có logo của fanpage, logo một trang báo điện tử và chủ sở hữu muốn đăng ký bản quyền.

Tuy nhiên, chủ sở hữu là cá nhân thì đăng kí ở đây sẽ là đăng ký quyền sở hữu trí tuệ có đúng không? Và thủ tục đăng ký như thế nào?

Theo Khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ:

… 13. Điều 87 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. ”

Như vậy, cá nhân vẫn có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa, dịch vụ do chính mình cung ứng.

– Về thủ tục đăng ký sở hữu nhãn hiệu, Luật có quy định chi tiết tại Điều 100 và Điều 105 Luật sở hữu trí tuệ 2005.

– Thời gian giải quyết đăng ký nhãn hiệu quy định tại Khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ:

… 15. Điều 119 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 119. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.

2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây:

… b) Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn;”

– Về chi phí, luật quy định chi tiết tại Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.