Thủ tục báo giảm khi người lao động nghỉ ốm như thế nào?

  • Người lao động nghỉ ốm đau 14 ngày trở lên thì đơn vị ghi nhận đóng BHXH như thế nào ?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT;
Hướng dẫn tại tiết a điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam:
người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (BHTNLĐ), và Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (BNN) nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Trường hợp nếu người lao động nghỉ việc theo chế độ nghỉ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong một tháng, đơn vị và người lao động sẽ không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong thời gian này. Thay vào đó, thời gian này sẽ được tính là thời gian đóng BHXH. Cơ quan BHXH sẽ đảm bảo đóng BHYT cho người lao động.

  • Như vậy đơn vị có cần thực hiện truy giảm đóng BHXH cho người lao động hay không ?

Tại khoản 4, 5, 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

– NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

– NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp… nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

– NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, NLĐ và đơn vị không phải đóng BHXH. Tuy nhiên thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH do cơ quan BHXH đóng BHYT cho NLĐ.

Do đó, trường hợp sau 30 ngày, Công ty lập hồ sơ kê khai truy giảm đóng BHYT đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHYT trong thời gian này.

  • Thủ tục điều chỉnh giảm BHXH cho người lao động như thế nào?

+ Thủ tục đơn vị cần thực hiện: 
Căn cứ quy định tại tiết b điểm 1.2 khoản 1 Điều 23 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam hồ sơ điều chỉnh giảm lao động đóng BHXH đối với đơn vị là Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH)

Đơn vị thực hiện lập Mẫu số D02-TS điền đầy đủ thông tin của người lao động. Sau đó, gửi Mẫu số D02-TS đến cơ quan BHXH để xem xét giải quyết.

+ Thủ tục hưởng chế độ BHXH đối với người lao động

Điều 25 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động đang tham gia BHXH là:
Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là TNLĐ phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Khoản 1 Điều 100 Luật BHXH quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là Giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú.

Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định về mẫu, thẩm quyền, hình thức cấp và hướng dẫn ghi Giấy ra viện, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Theo đó, trường hợp người lao động nếu bị ốm đau phải nghỉ việc và có Giấy ra viện hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ cở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp đúng theo quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT nêu trên thì người lao động được giải quyết hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật BHXH.

Như vậy, thủ tục người lao động cần có để nộp bao gồm:
1. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (nếu có)

2. Giấy ra viện; Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. (nếu có)

Điều 102 Luật BHXH quy định về giải quyết chế độ ốm đau như sau:

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 của Luật này nộp cho cơ quan BHXH. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.