HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI

  • Điều kiện lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi:

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán

  • 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
  • 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 1 năm đến dưới 2 năm.
  • 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 2 năm đến dưới 3 năm.
  • 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.
Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thể thu hồi được để trích lập dự phòng.

( Áp dụng với những trường hợp đang rơi vào tình trạng phá sản, thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn, bị giam giữ khám xét, đang thi hành án…)

Sau khi lập dự phòng, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng phải thu khó đòi vào bảng kê chi tiết nhằm làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

 

  • Nguyên tắc lập dự phòng khoản phải thu khó đòi:

  1. Khi lập báo cáo tài chính: Doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi và khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi.
  2. Doanh nghiệp trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi khi nào?
  • Khi nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng, bản cam kết vay nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng không thể thu được và việc xác định này được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc trên hợp đồng kinh tế ban đầu (không tính thời hạn gia hạn giữa hai bên)
  • Hoặc khi nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng khách nợ đang phá sản hoặc làm thủ tục giải thể, bỏ trốn…

3. Điều kiện trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi ?

  • Đầy đủ chứng từ gốc hoặc giấy tờ xác nhận của khách về số tiền còn nợ.
  • Mức trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi theo quy định hiện hành.
  • Điều kiện khác theo quy định pháp luật.

4. Ở thời điểm báo cáo tài chính, việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi ?

  • Nếu khoản dự phòng phải thu khó đòi ở cuối kỳ LỚN HƠN với khoản dự phòng phải thu khó đòi ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch sẽ ghi TĂNG dự phòng và ghi TĂNG chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Nếu khoản dự phòng phải thu khó đòi ở cuối kỳ NHỎ HƠN với khoản dự phòng phải thu khó đòi ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch sẽ ghi GIẢM dự phòng và ghi GIẢM chi phí quản lý doanh nghiệp.

Cách hạch toán khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi

  • Nếu khoản dự phòng phải thu khó đòi ở cuối kỳ LỚN HƠN với khoản dự phòng phải thu khó đòi ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch sẽ ghi TĂNG dự phòng và ghi TĂNG chi phí quản lý doanh nghiệp.

          Nợ TK 642

               Có TK 2293

  • Nếu khoản dự phòng phải thu khó đòi ở cuối kỳ NHỎ HƠN với khoản dự phòng phải thu khó đòi ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch sẽ ghi GIẢM dự phòng và ghi GIẢM chi phí quản lý doanh nghiệp

          Nợ TK 2293

               Có TK 642

  • Các khoản nợ phải thu khó đòi xác định không thể thu hồi được, thực hiện bút toán xóa nợ:

          Nợ TK 111, 112, 331, 334

          Nợ TK 2293

          Nợ TK 642

               Có TK 131, 138, 128, 244

  • Nếu khoản nợ phải thu khó đòi xác định không thể thu hồi được đã xử lý xóa nợ, sau đó thu hồi được nợ, kế toán ghi:

           Nợ TK 111, 112

                Có TK 711.

Hãy liên hệ ngay để Tư vấn thuế 24h làm người bạn đồng hành giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và hạn chế tổn thất rủi ro.