1. Đăng ký hồ sơ ban đầu với thuế:
– Chứng nhận đăng kí kinh doanh 3 bản (Photo công chứng)
– Quyết định bổ nhiệm giám đốc
– Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng.
– Mẫu 06 (Đăng ký phương pháp kê khai thuế GTGT):
– Thực hiện mở tài khoản công ty
Kế toán tiến hành liên hệ với các Ngân hàng thương mại để tiến hành mở tài khoản. Việc này giúp đơn giản hóa các hoạt động thanh toán hóa đơn, mua bán hàng hóa, dịch vụ và nộp thuế.
Khi mở tài khoản, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp thuế điện tử thông qua ngân hàng giao dịch. Bên cạnh đó các khoản chi từ 20 triệu đồng của công ty khi thanh toán từ tài khoản ngân hàng sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và thu nhập của doanh nghiệp theo đúng quy định tại Thông tư 173/2016/TT-BTC và Nghị định 209/2013/NĐ-CP.
– Tờ Khai thuế Môn bài, Giấy nộp tiền thuế môn bài vào ngân sách nhà nước.
Tờ khai lệ phí môn bài là quan trọng nhất nên doanh nghiệp cần ưu tiên thực hiện, các hồ sơ còn lại tùy vào Chi cục Thuế mà doanh nghiệp có thể thực hiện sau
– Công văn đăng kí hình thức kế toán, Chế độ kế toán, PP tính khấu hao, PP tính giá xuất kho.
2. Khai thuế môn bài
– Lập tờ khai thuế môn bài
– Mức thuế môn bài phải nộp được xác định theo số vốn đăng ký trong giấy phép ĐKKD
– Nộp tiền thuế môn bài: cầm tiền trực tiếp ra ngân hàng hoặc nộp điện tử qua mạng.
– Thời hạn khai và nộp thuế môn bài là 30 ngày kể từ ngày thành lập theo giấy phép ĐKKD.
3. Khai thuế GTGT
– Phương pháp kê khai thuế GTGT
+ Nếu đủ điều kiện Doanh nghiệp phải gửi Mẫu số 06/GTGT đăng ký tự nguyện áp dụng kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ . Thời gian nộp là trước kỳ kê khai thuế đầu tiên của doanh nghiệp.
+Nếu doanh nghiệp không gửi Mẫu 06/GTGT thì áp dụng kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp
– Xác định kê khai theo tháng hay theo quý
+ Doanh nghiệp mới thành lập đều khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để xác định khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.
+ Việc kê khai theo tháng hay theo quý được áp dụng ổn định trọn năm dương lịch và ổn định trong chu kỳ 3 năm.
4. Khai thuế TNDN
– Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai tạm tính mà chỉ cần lập tờ khai quyết toán thuế TNDN vào cuối năm tài chính
– Nếu số thuế phải nộp cả năm nhiều hơn 20% số thuế TNDN đã nộp trong năm, thì doanh nghiệp phải nộp thêm tiền chậm nộp
5. Khai thuế TNCN
Thông tư 156/2013/TT-BTC tại Điều 16, Khoản 1
“a.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế
a.2) Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm.”
– Thuế TNCN, không phát sinh thì không phải nộp tờ khai tháng/quý
– Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm.
– Cuối năm doanh nghiệp không có số thuế TNCN khấu trừ, nhưng vẫn phải nộp tờ khai quyết toán năm (mẫu 05/KK-TNCN)
6. Hoá đơn
– Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ: Đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn:
+ Nộp mẫu 3.14 ( Đề nghị sử dụng hóa đơn tự in/ đặt in)
+ Làm hợp đồng và in hóa đơn
+ Làm thông báo phát hành hóa đơn gưi qua mạng đồng thời mang mẫu hóa đơn và hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản hủy kẽm lên chi cục thuế quản lý.
– Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp:
+ Nộp mẫu 3.3( Đơn đề nghị mua hóa đơn)
+ Nộp mẫu 3.16 ( Bản cam kết mẫu CK01/AC
+ GPKD
+ Giấy giới thiệu cho người đi mua hóa đơn
+ Dấu vuông thông tin doanh nghiệp
7. Bảo hiểm xã hội
– Nếu DN ký hợp đồng với người lao động có thời hạn từ 3 tháng ( từ năm 2018 là 1 tháng) trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: kế toán liên hệ với cơ quan BHXH để làm hồ sơ tham gia đóng bảo hiểm cho nhân viên.