Chi phí trước khi thành lập được tính như thế nào ?

 

Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Theo Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp như sau:

Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp

1. Người thành lập doanh nghiệp được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.

2. Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác.

Như vậy, hợp đồng trước khi đăng ký doanh nghiệp được quy định như trên.

Phạm vi điều chỉnh được quy định ra sao?

Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:

Phạm vi điều chỉnh

2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

Như vậy, các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh được quy định như trên.

Quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Theo điểm b khoản 12 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

12. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền bao gồm các trường hợp sau đây:

b) Trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư thì doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền và phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.

Như vậy, nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào trước khi thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định trên.

Quy định về các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế ra sao?

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC) về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp có được hạch toán vào chi phí hợp lý được trừ của Doanh nghiệp dự án khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN?

Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cổ định như sau:

Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.

Như vậy, tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định được quy định như trên.

Công văn 45095/VTHN-TTHT năm 2022 của Cục Thuế thành phố Hà Nội trả lời hướng dẫn về chi phí trước khi thành lập:

– Trường hợp Doanh nghiệp dự án trước khi được cấp giấy phép thành lập có ủy quyền cho công ty A chi hộ các khoản chi phí liên quan đến việc thành lập Doanh nghiệp dự án thì các hóa đơn, chứng từ mang tên công ty A (tổ chức được ủy quyền) được coi là chứng từ hợp lý, hợp lệ để hoạch toán vào chi phí được trừ của Doanh nghiệp dự án khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC

– Giao dịch thu hộ, chi hộ không thuộc các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 132/2020/NĐ-CP.