HÀNG TỒN KHO LÀ GÌ ? CÁCH HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO.

Hàng tồn kho là gì ?

Theo nguyên tắc chuẩn mực số 02 về hàng tồn kho ((Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất hoạt động kinh doanh hoặc đang trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra, hàng tồn kho còn là những nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ.

Hàng tồn kho bao gồm: 

– Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, gia công chế biến;

– Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

– Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;

– Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường;

– Chi phí dịch vụ dở dang.

 

Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán.

Ví dụ:
Công ty chuyên sản xuất kinh doanh thời trang thì hàng tồn kho của công ty đó sẽ là váy, áo thun, quần hoặc có thể là các nguyên vật liệu như kim, chỉ, cườm, vải…

Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho ?

Phương pháp

Tính theo giá đích danh Bình quân gia quyền Nhập trước – xuất trước

Nhập sau – xuất trước

Nội dung Áp dụng dành cho doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. 

Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

Áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. 

Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

Áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là  hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. 

Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho ?

Theo chế độ kế toán tại Thông tư 200 và thông tư 133 có 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho như sau:

Phương pháp kê khai thường xuyên:

  • Đối tượng áp dụng:
    Thường áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất các mặt hàng lớn như máy móc, thiết bị hoặc xây dựng, sản xuất…
  • Nội dung:

– Theo dõi thường xuyên, liên tục và có hệ thống;

– Phản ánh tình hình xuất – nhập – tồn của hàng tồn kho;

– Giá trị tồn kho có thể tính được bất kỳ thời điểm nào trong kỳ.

  • Chứng từ sử dụng : Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa.
  • Cách hạch toán: Phản ánh trên các TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158
  • Ưu điểm:

– Có thể kiểm tra đánh giá giá trị và số lượng hàng tồn kho bất kỳ thời điểm nào khi doanh nghiệp có nhu cầu cần kiểm tra.

– Quản lý hàng tồn kho thường xuyên, liên tục và xử lý nhanh chóng với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

– Giảm thiểu tình trạng sai sót trong quản lý và ghi chép sổ sách.

Phương pháp kiểm kê định kỳ:

  • Đối tượng áp dụng:
    Thường áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất các mặt hàng giá trị nhỏ, số lượng lớn hoặc các đơn vị sản xuất ra 1 loại sản phẩm.
  • Nội dung: 

-Không theo dõi thường xuyên, liên tục;

-Không phản ánh nhập xuất trong kỳ, chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ;

-Đến cuối kỳ mới tính được giá trị hàng xuất.

  • Chứng từ sử dụng : Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa.
  • Cách hạch toán: Các tài khoản kế toán sử dụng ở đầu kỳ kế toán (kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ).

Khi mua hàng hóa :

N611: mua hàng hóa
C1331: thuế GTGT được khấu (nếu có)
C111/112/331

Cuối kỳ hạch toán:
N156: hàng hóa

    C611: mua hàng 

  • Ưu điểm
  • Giảm bớt khối lượng ghi chép 

Hãy liên hệ ngay để Tư vấn thuế 24h làm người bạn đồng hành giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và hạn chế tổn thất rủi ro.