1. Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% bình quân tiền lương
Nhằm tạo điều kiện hỗ trợ, đảm bảo cho người lao động có một cuộc sống tối thiểu khi thất nghiệp, không có việc làm.
Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất tăng mức trợ cấp thất nghiệp lên ít nhất 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi mất việc cho người lao động.
Hiện nay, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vẫn còn quá thấp. Theo khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm số 38/2013/QH13, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của người lao động được tính theo công thức:
Mức hưởng hàng tháng = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Trong đó: Mức tối đa mỗi tháng người lao động được hưởng được xác định như sau:
– Với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương Nhà nước quy định:
Mức hưởng hàng tháng tối đa = 05 x lương cơ sở.
(Hiện nay, lương cơ sở được quy định là 1,8 triệu đồng/tháng)
– Với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương mà người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm kết thúc hợp đồng lao động:
Mức hưởng hàng tháng tối đa = 05 x lương tối thiểu vùng.
Theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa người lao động được hưởng hàng tháng hiện nay là:
Thông thường, doanh nghiệp đều đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng/lương cơ sở mà Chính phủ quy định.
Tuy nhiên, với mức lương cơ sở, lương tối thiểu vùng vẫn còn thấp như hiện nay, chắc chắn cuộc sống của người lao động không được đảm bảo dù đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian công tác, làm việc.
Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn còn đề xuất cho người đóng bảo hiểm thất nghiệp tới tuổi nghỉ hưu nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào thì sẽ được hưởng 50% số tiền đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Bởi trên thực tế, hiện có rất nhiều người lao động phải xin về hưu sớm để được hưởng 12 tháng trợ cấp thất nghiệp để được hưởng lương hưu sau đó.
Lý giải cho điều này, theo khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm 2013, một trong những điều kiện để người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp là bắt buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo đó, pháp luật loại trừ trường hợp được hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động được hưởng lương hưu. Do đó, không thể hưởng cùng lúc 2 chế độ này.
Có thể nói, việc xin về hưu sớm để được hưởng 12 tháng trợ cấp thất nghiệp rồi hưởng lương hưu là biện pháp nhiều người lao động sử dụng để “né” quy định người hưởng lương hưu không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay.
2. Thêm quyền lợi cho người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm
Theo khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013, điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Có thể thấy, theo quy định hiện hành thì người lao động hiện nay chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp, không được tính hưởng và bảo lưu thời gian đóng dư.
Nghĩa là, dù có đi làm và đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa mà người lao động được nhận chỉ là 12 tháng.
Điều này đã dẫn tới tình trạng người lao động đã rút BHXH một lần, làm ảnh hưởng tới an sinh xã hội và sự thâm hụt về nhân sự lâu năm đối với các doanh nghiệp.
Vì vậy tới đây, Tổng Liên đoàn Lao động đã đề xuất 02 phương án quyền lợi mà người lao động động đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm như sau:
Phương án 1: Sẽ không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp nếu người lao động chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng (tương đương với 12 năm).
Phần bảo hiểm thất nghiệp đóng bổ sung sẽ được chuyển sang chế độ khác của bảo hiểm xã hội để người lao động có thêm quyền lợi khi nghỉ hưu.
Phương án 2: Người đóng dư thời gian sẽ được hưởng chế độ vay ưu đãi từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp nhằm bảo đảm, duy trì cuộc sống hoặc hỗ trợ cho nhân thân khi gặp rủi ro về việc làm.
3. Người lao động bị sa thải vẫn được quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã làm rất nhiều chiêu trò để ép người lao động nghỉ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Điều này đã khiến không ít người lao động rơi vào tình trạng không đủ kinh tế để duy trì cuộc sống nhưng không làm gì được vì là bên chủ động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Do vây, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất tới đây, dù bị sa thải dù và không được người sử dụng lao động tiếp nhận thì sẽ vẫn được quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp.