1. Đặt cọc có nghĩa là gì ?
Đặt cọc được coi là thỏa thuận mà một trong hai bên sẽ giao cho bên còn lại tài sản đặt cọc bao gồm một khoản giá trị bằng tiền, kim khí quý, đá quý hoặc hiện vật có giá trị khác để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng trong một thời hạn nhất định mà các bên thỏa thuận (theo quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Theo đó, khi thực hiện xong việc đặt cọc thì việc xử lý tài sản được giải quyết theo tình trạng của hợp đồng sau đó có thực hiện được hay không. Cụ thể như sau:
– Hợp đồng được kí kết hoặc thực hiện: Bên nhận cọc trả lại phần đặt cọc trước cho bên đặt cọc hoặc các bên thỏa thuận trừ vào nghĩa vụ trả tiền.
– Hợp đồng không được kí kết hoặc không thể thực hiện:
+ Nếu bên đặt cọc từ chối: Tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc
+ Nếu bên nhận đặt cọc từ chối: Tài sản đặt cọc được trả cho bên đặt cọc và bên nhận cọc phải trả thêm một khoản tiền bồi thường tương ứng giá trị của tài sản đặt cọc tùy theo thỏa thuận hợp đồng giữa hai bên.
Lưu ý: Quy định trên không áp dụng với trường hợp có thỏa thuận khác.
Ví dụ: Hai bên thực hiện kí kết hợp đồng mua nhà với giá trị 100 triệu và thực hiện đặt cọc 20 triệu đồng để mua bán.
– Nếu hợp đồng được thực hiện thì các bên có thể trừ 20 triệu đồng vào tiền mua nhà hoặc bên nhận cọc trả lại cho bên đặt cọc 20 triệu và đồng thời bên mua phải trả đầy đủ số tiền còn lại để mua nhà
– Ngược lại, nếu các bên không thực hiện được hợp đồng mua bán nhà mà do bên nhận cọc từ chối thì bên này phải trả cho bên đặt cọc số tiền là 40 triệu đồng. Nếu bên từ chối là bên đặt cọc thì 20 triệu đồng sẽ thuộc về bên nhận cọc. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận đó.
2. Tạm ứng là gì?
Tạm ứng có thể hiểu là việc một bên có nghĩa vụ trả tiền thực hiện trả hoặc đặt trước một khoản tiền trong tổng số tiền của khoản thanh toán đó. Không giống với đặt cọc là một trong các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, tạm ứng không được quy định trong Bộ luật Dân sự.
Trong kế toán doanh nghiệp hiện nay, cụ thể là Tại Điều 22 Thông tư 200/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính có đề xuất tài khoản tạm ứng là tài khoản 141.
Trong đó, mục khoản tạm ứng được hiểu như sau:
b) Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốc chỉ định bằng văn bản.
(theo điểm b khoản 1 Điều 22 Thông tư 200/2014/TT-BTC).
Bên cạnh đó, việc tạm ứng lương cũng thường gặp tại các doanh nghiệp. Người lao động có thể được tạm ứng và nhận trước một khoản tiền nằm trong mức lương thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động.
Và hai bên sẽ thỏa thuận hình thức trả lại khoản tiền tạm ứng trước đó: có thể trừ vào lương tháng sau hoặc gộp vào các tháng để trả dần… tùy theo thỏa thuận.
Có thể thấy, do pháp luật không có quy định điều khoản về tạm ứng nên tùy vào từng trường hợp cụ thể khác nhau, các bên sẽ thực hiện việc tạm ứng theo thỏa thuận riêng.
2. Đặt cọc và tạm ứng khác nhau thế nào?
2.1 Đặt cọc:
- Căn cứ: Bộ luật Dân sự
- Định nghĩa: Là thỏa thuận mà một trong hai bên sẽ giao cho bên còn lại tài sản đặt cọc bao gồm một khoản giá trị bằng tiền, kim khí quý, đá quý hoặc hiện vật có giá trị khác để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng trong một thời hạn nhất định mà các bên thỏa thuận.
- Hình thức: Hợp đồng, bản thỏa thuận giữa hai bên.
- Bản chất: Biện pháp bảo đảm cho việc kí kết hoặc thực hiện một giao dịch/ hợp đồng.
- Phạm vi: Nhỏ, thường áp dụng trong giao dịch.
- Bản chất:
– Hợp đồng được kí kết hoặc thực hiện: Bên nhận cọc trả lại phần đặt cọc trước cho bên đặt cọc hoặc các bên thỏa thuận trừ vào nghĩa vụ trả tiền.
– Hợp đồng không được kí kết hoặc không thể thực hiện:
+ Nếu bên đặt cọc từ chối: Tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc
+ Nếu bên nhận đặt cọc từ chối: Tài sản đặt cọc được trả cho bên đặt cọc và bên nhận cọc phải trả thêm một khoản tiền bồi thường tương ứng giá trị của tài sản đặt cọc tùy theo thỏa thuận hợp đồng giữa hai bên.
2.2 Tạm ứng:
- Định nghĩa: Tạm ứng có thể hiểu là việc một bên có nghĩa vụ trả tiền thực hiện trả hoặc đặt trước một khoản tiền trong tổng số tiền của khoản thanh toán đó.
- Hình thức: Hóa đơn, Báo cáo, Chừng từ thanh toán…
- Bản chất: Hình thức độc lập, do các bên tự thỏa thuận với nhau.
- Phạm vi: Rộng, thường áp dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh.
- Bản chất: Theo các bên thỏa thuận.
Ví dụ, trong hoạt động kế toán doanh nghiệp:
– Sử dụng tiền tạm ứng đúng mục đích
– Không dùng hết số tiền tạm ứng, phải nộp lại quỹ, không được chuyển cho người khác
– Kết thúc công việc phải lập bảng thanh toán tạm ứng kèm các chứng từ gốc để thanh toán cho doanh nghiệp.